Còn gì tuyệt hơn những ngày mưa lất phất hay không khí lạnh tràn về dược sum vầy bên đống lửa, thưởng thức lạp xưởng, cơm lam? Đây chính là thói quen của đồng bào Tây Bắc, một nét đẹp văn hóa níu giữ bao bước chân của thực khách phương xa. Nhưng không phải ai cũng đủ điều kiện, thời gian để ghé thăm nơi đây mỗi năm để được tận hưởng món đặc sản trứ danh này. Nếu vậy, tại sao bạn không tự tay làm thử lạp xưởng chuẩn bị Tây Bắc ngay trong căn bếp của mình.
Cách làm lạp xưởng Tây Bắc
Lạp xưởng Tây Bắc mang hương vị núi rừng. Chúng vừa có độ dai, giòn nhưng cũng thêm phần béo ngậy nhờ thịt mỡ hay mùi hương đặc trưng của mắc khén, hạt dổi.
Nguyên liệu làm lạp xưởng Tây Bắc
Kinh nghiệm làm lạp xưởng gây nghiện của người dân Tây Bắc từ lâu đời này không hề thay đổi. Họ cho biết, nguyên liệu chính là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên hương vị đặc trưng, không lẫn với bất kỳ vùng miền nào của món ăn này.
Bạn cần có: Thịt nạc vai, thịt mỡ, ruột non, hạt dổi, mắc khén, rượu Mai Quế Lộ, đường. Nếu không có đủ các gia vị kể trên, dù làm cách nào bạn cũng không thể bắt chước được vị chuẩn của lạp xưởng Tây Bắc.
Các bước làm lạp xưởng Tây Bắc
Cách làm lạp xưởng Tây Bắc khá nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mỉ, chịu khó. Nhưng bù lại, bạn sẽ được thưởng thức món đặc sản thơm ngon khó cưỡng:
- Bước 1: Sơ chế, làm sạch thịt mỡ, thịt nạc vai rồi xắt nhỏ hạt lưu. Cách làm thủ công sẽ giữ được độ ngọt nước của thịt thay vì sử dụng máy xay. Đối với ruột heo, bạn sẽ chế cẩn thận, loại bỏ mỡ ở cả trong và ngoài, bóp với muối, rượu để khử mùi hôi. Nhờ đó giúp làm dậy mùi thơm đặc trưng của gia vị, kích thích vị giác.
- Bước 2: Tẩm ướp thịt cùng gia vị bao gồm đường, muối, hạt tiêu, hạt dổi, hạt mắc khén, rượu Mai Quế Lộ trong 3 tiếng.
- Bước 3: Nhồi thịt đã ướp vào ruột heo. Nếu cảm thấy khó, bạn có thể dùng ống phễu hoặc ống nước ngắn cho vào đầu ruột. Mỗi đoạn lạp xưởng sẽ dài khoảng 10cm và được buộc 2 đầu bằng lạt hoặc chỉ trắng.
- Bước 4: Phơi lạp xưởng ngoài nắng trong 3-4 ngày. Lưu ý nên chọn khu vực thoáng mát, tránh bụi bẩn để đảm bảo vệ sinh. Nắng càng lớn thì lạp xưởng càng nhanh khô và lên màu hồng tự nhiên rất đẹp mắt.
Các lưu ý cần nhớ trong cách làm lạp xưởng Tây Bắc
Để có được mẻ lạp xưởng thơm ngon, chuẩn vị, bạn nên lưu ý một số nguyên tắc sau:
Mỗi vùng miền sẽ có cách làm và hương vị khác nhau. Nhưng lạp xưởng theo công thức của đồng bào Tây Bắc phải có độ béo, bùi và vị cay nồng của mắc khén. Có thể nói, nguyên liệu chính là mấu chốt của công thức.
- Lớp vỏ lạp xưởng phải là lòng non.
- Ngoài các gia vị kể trên, bạn có thể thêm hành phi thơm để ướp thịt, giúp tăng hương vị.
- Lạp xưởng phơi nắng càng lâu thì càng ngon, béo ngậy nhưng không hề ngán.
Có người từng nói “Lạp xưởng Tây Bắc ăn một lần sẽ không bao giờ quên”. Điều này quả thật không sai. Cái hương vị của núi rừng, nương rẫy ấy ăn sâu và tâm trí, khiến bất cứ ai cũng ao ước được trở lại và thưởng thức. Nhưng giờ đây, bạn không cần mất hàng giờ đồng hồ ngược xuôi hay đau đầu về cách làm lạp xưởng Tây Bắc nữa.